1. Lịch sử hình thành
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, để đảm bảo thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng-an ninh, ngày 01/06/1898, Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin – tiền thân của Tập Đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập. Viettel thuộc Bộ Quốc phòng và đã trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành. Đến tháng 01/2002, Công ty đã tổ chức thi công hoàn thành tuyến cáp quang Hà Nội – Quân khu 2; đảm bảo thời gian, tiến độ, chất lượng; lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng (ngày 3/2). Công ty đã tăng cường làm việc với các đối tác, chuẩn bị mọi mặt cho kinh doanh dự án đường trục, dịch vụ internet (ISP) và dự án điện thoại di động. Công ty đã tập trung Marketing giới thiệu các dịch vụ bưu chính, viễn thông; dịch vụ VoIP đã cơ bản giải quyết xong thủ tục để chuẩn bị đối nối mở rộng và đưa vào kinh doanh trong nước tại Quảng Bình, Khánh Hòa và BRVT.
Từ đó, ngày 02/04/2002 Trung tâm Viễn thông BRVT đã ra đời và là tiền thân của Viettel Bà Rịa Vũng Tàu-CN Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel BRVT) ngày nay.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Viettel BRVT ngoài việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ SXKD hằng năm, Viettel BRVT còn phải thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh BRVT.
Cùng với sự đổi mới công nghệ thông tin, Viettel BRVT đã thực hiện chủ trương của Tập đoàn “Đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại”. Ban đầu,
chỉ kinh doanh dịch vụ VoIP với nguồn nhân lực cho việc kinh doanh chỉ có 04 người. Thời gian này chỉ kinh doanh dịch vụ VoIP– 178 với cước phí gọi đường dài rất rẻ so với các nhà mạng khác.
Tháng 10/2004, dịch vụ 098 chính thức có mặt trên thị trường BRVT với 10 trạm phát sóng và 13 cán bộ công nhân viên. Và ngày 15/10/2004 hoà cùng không khí cả nước khai trương dịch vụ 098, Viettel BRVT đã khai trương mạng điện thoại di động, chính thức tuyên bố kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên thị trường BRVT. Với nhiệm vụ xóa bỏ khoảng cách giữa vùng sâu và thành thị, mạng di động của Viettel tập trung mở rộng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vừa đảm bảo nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng, cũng như mang công nghệ thông tin hiện đại đến vùng sâu, xa góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Những sự kiện đột phá vượt bậc về công nghệ viễn thông, phá thế độc quyền của đối thủ trên địa bàn. Năm 2005, Dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL ra đời đánh dấu một bước đột phá mới cho kinh doanh Internet.
Đến năm 2008 theo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc TCT lúc bấy giờ tách bộ máy kinh doanh độc lập hoàn toàn với bộ máy kỹ thuật nhằm tập trung thống nhất trong điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối, bảo đảm trong triển khai kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẻ kết quả SXKD.
Năm 2009 do đặc điểm tình hình thực tế, Đảng ủy, Ban Giám đốc Tổng Công ty nhận thấy cần phải thống nhất trong quản lý, điều hành là phù hợp trong quá trình chỉ đạo SXKD. Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel ra Quyết định về việc thành lập Chi nhánh Viettel BRVT trên cơ sở sáp nhập giữa kinh doanh và kỹ thuật. Với sự ra đời của mạng 3G vào tháng 03/2010, Viettel BRVT cũng đã không ngừng nỗ lực đảm bảo hạ tầng mạng lưới, đưa dịch vụ đến với khách hàng kể cả vùng bên giới hải đảo.
Xuất phát chỉ từ 4 CBCNV, hiện nay Viettel BRVT đang tạo công ăn việc làm cho 600 lao động với 06 Phòng ban, Kênh bán, 08 Viettel Huyện/ Thị xã, thành phố.
Trải qua hơn 16 năm xây dựng và trưởng thành, Viettel BRVT đã đạt được một số thành tích đến nay: doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng/năm, đóng thuế vào ngân sách Tỉnh nhà với hơn 70 tỷ đồng/năm. Thuê bao đạt 612.000 thuê bao di dộng và với hạ tầng mạng lưới rộng hơn 700 trạm BTS phát sóng, mạng lưới di động đã phủ 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Và là đơn vị tiên phong khai trương dịch vụ 4G trên toàn tỉnh và cả nước với mong muốn đưa dịch vụ ứng dụng công nghệ viễn thông hiện đại vào từng ngõ ngách của cuộc sống.
2. Cơ cấu tổ chức
Về quan điểm tổ chức, Viettel BRVT tổ chức, điều hành bộ máy công ty theo mô hình hạt nhân, điều hành trực tuyến trên nền tảng CNTT, trách nhiệm trực tiếp. Người đứng đầu giữ vai trò hạt nhân, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức (Tổ chức chia làm 02 lớp: Công ty, 08 Viettel Huyện/TX, TP).
Tổ chức các Viettel Huyện/TX, TP: Thống nhất một đầu mối điều hành tại các Huyện, Giám đốc Huyện toàn quyền quyết định điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của Tỉnh do Huyện quản lý.
Nhân sự: Giám đốc Huyện phải nắm và điều hành được toàn diện kinh doanh, kỹ thuật và quản lý; Nhân sự của Huyện phải tinh, gọn nhẹ; có khả năng điều hành tốt, có thể thay mặt Giám đốc Tỉnh ra các lệnh điều hành lực lượng hỗ trợ tại Đơn vị và Khối cơ quan Tỉnh để thực hiện các công việc.
Cơ cấu mô hình tổ chức hiện tại của Viettel BRVT như sau:
+ Ban Giám đốc (Giám Đốc; PGĐ Kinh doanh; PGĐ Khách hàng Doanh nghiệp).
+ 06 Phòng ban, Đơn vị (Phòng Tổng hợp; Phòng Tài chính; Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; Phòng KHCN; Phòng Kỹ Thuật Hạ Tầng, Kênh Bộ phận ViettelPay).
1. Thông tin về các dịch vụ Viettel đang cung cấp
– Dịch vụ điện thoại, truy nhập Internet trên mạng viễn thông cố định mặt đất
– Dịch vụ điện thoại, truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất
2. Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ:
2.1. Dịch vụ viễn thông:
– QCVN 34:2022/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất
– QCVN 35:2019/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất
– QCVN 36:2022/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất
– QCVN 81:2019/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất
– QCVN 82:2014/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ tin nhắn ngắn trên mạng viễn thông di động mặt đất.
2.2. Dịch vụ truyền hình:
– QCVN 84:2021/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV).
– QCVN 85: 2014/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C tại điểm kết nối thuê bao
– QCVN 87: 2020/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết cuối thuê bao.
3. Bản công bố chất lượng dịch vụ:
3.1. Dịch vụ viễn thông
– Bản công bố chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất
– Bản công bố chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất
– Bản công bố chất lượng dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất
– Bản công bố chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất tự nguyện áp dụng
– Bản công bố chỉ tiêu chất lượng dịch vụ tin nhắn ngắn trên mạng viễn thông di động mặt đất tự nguyện áp dụng
3.2. Dịch vụ truyền hình
– Bản công bố chỉ tiêu chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tương tự tại điểm kết nối thuê bao
– Bản công bố chỉ tiêu chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C tại điểm kết nối thuê bao
– Bản công bố chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)
3.3. Danh sách dịch vụ và Quy chuẩn áp dụng
– Danh sách dịch vụ và Quy chuẩn áp dụng